Theo số liệu bán hàng vừa được công bố, Lexus tiếp tục là thương hiệu xe sang bán chạy nhất tại Mỹ trong tháng 8. Đây là tháng thứ 2 liên tiếp Lexus đứng đầu về doanh số xe bán ra tại Mỹ.
Cụ thể, tại thị trường Mỹ khó tính, trong tháng 8, thương hiệu Lexus đã bán ra 33.487 chiếc, tăng 2,1% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính chung 8 tháng, Lexus bán ra tổng cộng 222.151 chiếc tại Mỹ, tăng 11,7% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, doanh số và mức tăng trưởng này chưa đủ để Lexus tăng hạng và vẫn phải đứng ở vị trí thứ 3 sau Mercedes-Benz và BMW tuy khoảng cách đã được thu hẹp lại đáng kể.
" alt=""/>Lexus NX bán chạy tại MỹOLED (Organic Light-Emitting Diode) tạm dịch là màn hình diode phát sáng hữu cơ là khái niệm khoa học của màn hình OLED.
TV sử dụng tấm nền hình OLED là loại TV sử dụng tấm nền hình có cấu tạo từ các tấm phim mỏng làm từ hợp chất hữu cơ. Tấm phim này sẽ phát ra ánh sáng khi được cung cấp điện năng. Giống như màn hình LED, diode phát quang hữu cơ OLED là thiết bị bán dẫn thể rắn có độ dày từ 100 đến 500 nanomet. Thông thường, màn OLED có thể 2 - 3 lớp vật liệu hữu cơ này.
Có thể hiểu đơn giản, TV OLED hoàn toàn không cần đèn nền mà bản thân các diode phát quang hữu cơ này có thể tự phát sáng khi dòng điện đi qua. Với cấu trúc đó, TV OLED mỏng hơn, nhẹ hơn, tiết kiệm điện năng hơn, toả nhiệt không đáng kể và đặc biệt mỗi điểm ảnh đều có thể phát sáng, giúp cho việc thể hiện các mảng màu đen ở màn hình TV đạt đến độ hoàn hảo và mang đến độ tương phản cao cho màn hình.
Những ưu điểm của OLED
OLED được đánh giá là một trong những công nghệ màn hình sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhất trong các công nghệ màn hình đang được sử dụng. Nhiều người cho rằng, khả năng trình chiếu của OLED hơn hẳn LCD, LED, thậm chí cả Plasma. Công nghệ này không có điểm mờ, hiển thị chi tiết hơn, ánh sáng chiếu tốt hơn và mang đến cho màn hình TV độ tương phản tốt chưa từng có.
LG, thậm chí còn sử dụng thuật ngữ “tương phản vô hạn" để mô tả cách các điểm ảnh có thể tự sáng/tắt hoàn toàn khi tái tạo màu đen. Nhờ đó, màn hình TV OLED có thể hiển thị những mảng màu đen tuyệt đối thay vì tương đối như công nghệ LED hiện tại.
Nhờ cấu tạo của mình, màn hình OLED siêu mỏng. Các TV OLED mới ra mắt đều có kích thước mỏng chưa từng có, thậm chí chỉ tính bằng milimet và màn hình hoàn toàn có thể uốn cong.
Ngoài ra, nhà sản xuất còn cho biết, màn hình OLED còn tiết kiệm điện năng và cho góc chiếu tốt nhất trong các công nghệ màn hình.
Tại sao OLED lại thất thế?
" alt=""/>TV OLED vẫn ở thì… tương laiGary McKinnon là một chuyên gia quản lý hệ thống máy tính bị thất nghiệp. Năm 2001, anh ta bắt đầu đột nhập vào các hệ thống máy tính được cho là thuộc về quân đội Mỹ. Sau khi thâm nhập vào bên trong các máy tính này, McKinnon đã xóa bỏ một số file quan trọng trong đó. Theo chính phủ Mỹ, hacker này đã gây ra tổn thất ước tính tới hàng ngàn USD khi phá hủy những hệ thống kiểm soát các tên lửa và dữ liệu quan trọng, trong lúc tìm kiếm các thông tin về năng lượng và UFO. Đây được coi là vụ tấn công lớn nhất vào các hệ thống máy tính ở Mỹ, do một người duy nhất thực hiện.
McKinnon đã bị một đại bồi thẩm đoàn kết tội và đối mặt với việc bị dẫn độ từ Anh về Mỹ. Tuy nhiên, động thái này rốt cuộc bị vô hiệu hóa năm 2012 sau nhiều năm tố tụng kéo dài, khi các chuyên gia y tế tuyên bố rằng, McKinnon mắc hội chứng Asperger và nhiều khả năng sẽ cố gắng tự tử nếu bị buộc phải trở về Mỹ.
9. Michael Bevan và Richard Pryce
Năm 1996, hai gã đàn ông người Anh bắt đầu xâm nhập trái phép vào các máy tính của Không lực Mỹ, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Cả hai đã gây ra tổn thất to lớn đối với những hệ thống này khi các file bị di dời và xóa bỏ. Các vụ tấn công của Bevan và Pryce cũng khiến những cơ quan chức trách hao tổn lớn về tài chính khi hy động các chuyên gia trong quân đội Mỹ ngăn chặn tin tặc và vô hiệu hóa các nỗ lực tiếp theo của chúng.
Sau đó, bộ đôi hacker cũng đột nhập vào một cơ sở nghiên cứu ở Hàn Quốc và chuyển thông tin về các chương trình hạt nhân sang các server của Không lực Mỹ, một động thái có thể dẫn đến xung đột vũ trang nếu những dữ liệu bị đánh cắp thuộc về CHDCND Triều Tiên, do nước này chắc chắn sẽ ngay lập tức nghi ngờ chính phủ Mỹ và tiến hành các cuộc tấn công trả đũa. May mắn là, các thông tin bị lấy cắp thực tế của Hàn Quốc và do đó, chính phủ Mỹ đã có thể giải quyết sự cố quốc tế này một cách tương đối dễ dàng.
8. Kevin Mitnick
Một trong những hacker nổi tiếng nhất mọi thời đại - Kevin Mitnick - là thủ phạm tấn công hàng loạt hệ thống máy tính và server trong suốt nhiều năm. Về cơ bản, Mitnick đột nhập vào các hệ thống của các công ty máy tính và điện thoại, sao chép thông tin và thay đổi dữ liệu quan trong bên trong các server máy tính. Anh ta cũng tìm được cách xâm nhập vào các tài kỏoản email cá nhân bằng cách đánh cắp mật khẩu và có thể đọc nội dung. Mitnick là tội phạm công nghệ cao bị truy nã gắt gao ở Mỹ trước khi chính thức bị bắt giữ năm 1995. Anh ta hiện làm việc trong lĩnh vực bảo mật, giúp các website và công ty ngăn chặn những âm mưu tin tặc nhắm vào phần cứng của họ.
7. Vladimir Levin
Trong khi nhiều hacker tấn công các hệ thống máy tính của quân đội và doanh nghiệp nhằm tìm kiếm thông tin hoặc như một cách bày tỏ sự phản đối, những hacker khác nhắm vào các tài khoản của khách hàng để làm lợi cho bản thân chúng. Vladimir Levinđã làm điều này năm 1994, khi tìm được cách đột nhập vào hệ thống ngân hàng Citibank, đánh cắp hơn 10 triệu USD từ các tài khoản. Tin tặc người Nga này cuối cùng bị bắt giữ ở Anh và bị dẫn độ về Mỹ, nơi hắn phải thụ án 3 năm tù giam. Citibank rốt cuộc đã tìm được cách thu hồi gần hết số tiền từ các quỹ bị đánh cắp, ngoại trừ một khoản tiền trị giá 400.000 USD. Điều gì đã xảy ra với số tiền không thu hồi được này hiện vẫn còn là một bí ẩn.
6. Michael Calce
Được biết đến nhiều hơn với biệt danh "cậu bé mafia", Michael Calce vẫn còn là học sinh trung học ở Quebec, Canada khi đột nhập thành công vào một số website có lượng truy cập cao nhất trên Internet vào năm 2000. Trong hàng loạt các vụ tấn công từ chối dịch vụ, Calce đã có thể đánh sập các website Yahoo!, FIFA, Amazon, Dell, eBay và CNN suốt nhiều tiếng đồng hồ mỗi vụ, gây tổn thất cho các hệ thống máy tính của họ. Các công tố viên cho biết, tổng thiệt hại kinh tế mà các hành động của Calce gây ra khắp toàn cầu là 7 triệu USD, mặc dù các chuyên gia phân tích ước tính chúng có thể lên tới 1 tỉ USD.
5. Jeanson James Ancheta
Một dạng tấn công phổ biến của tin tặc là chiếm quyền điều khiển máy tính của nạn nhân để sử dụng nó cho các hoạt động phạm tội khác. Nó được gọi là botnet và thường được sử dụng để tấn công các website và hệ thống máy tính, với số lượng máy tính được dùng rất lớn, khiến việc chống lại dạng tấn công này vô cùng khó. Trong thời gian 1 năm, Ancheta đã có thể chiếm quyền điều khiển khoảng 500.000 máy tính và cho những kẻ muốn đánh sập các website nhất định thuê dịch vụ của anh ta. Ancheta rốt cuộc bị sa lưới trong một chiến dịch truy bắt của Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) và bị kết án 60 tháng tù giam.
4. Adrian Lamo
Nhằm giúp che giấu nhận dạng khiến nhà chức trách khó lần theo dấu vết kẻ đã gây ra các vụ tấn công, Adrian Lamo thường xuyên sử dụng các máy tính công cộng ở các thư viện và quán cà phê internet để thực hiện các vụ đột nhập. Trong danh sách nạn nhân của Lamo có cả các tên tuổi lớn như Yahoo!, Worldcom, AOL và The New York Times. Hacker này xâm nhập vào các hệ thống máy tính của mục tiêu, ăn cắp thông tin và thay đổi dữ liệu. Lamo sau đó đã bị FBI truy tố về các tội danh liên quan đến máy tính. Tuy nhiên, năm 2010, Lamo đã "lập công chuộc tội" khi cảnh báo quân đội Mỹ về việc Chelsea Manning làm rò rỉ 250.000 tài liệu mật cho WikiLeaks.
3. Owen Walker
Còn được biết đến với biệt danh "AKILL", Owen Walker là một hacker lão luyện, kẻ đã đạo diễn các cuộc tấn công vào nhiều website và các hệ thống máy tính trong suốt nhiều năm. Walker chủ yếu bị quy trách nhiệm tạo ra virus Akbot, cho phép anh ta chiếm quyền kiểm soát hàng triệu máy tính trên khắp thế giới và sử dụng để xúc tiến các cuộc tấn công vào những mục tiêu nhất định. Các chuyên gia ước tính, tổn thất tài chính do virus Akbot và các cuộc tấn công tiếp sau đó của Walker gây ra có thể lên tới 26 triệu USD.
2. Albert Gonzalez
Albert Gonzalez, hacker sinh ra tại Cuba, là thủ phạm gây ra các vụ đánh cắp số thẻ tín dụng và thẻ ATM lớn nhất trong giai đoạn 2005 - 2007. Trong khoảng thời gian đó, các nhà chức trách tin rằng, Gonzalez đã ăn cắp hơn 170 triệu thông tin thẻ cá nhân bằng cách gài nhiều mã khác nhau vào các hệ thống máy tính mà anh ta truy nhập bất hợp pháp. Gonzalez sau đó sử dụng các dữ liệu ăn cắp để tiến hành các giao dịch lừa đảo và rút tiền từ các tài khoản. Gonzalez được cho là đã gây ra tổng thiệt hại lên tới 200 triệu USD.
1. Astra
Mặc dù tên thật của hacker này chưa bao giờ được công bố chính thức, nhưng cảnh sát Hy Lạp tiết lộ, Astra là một nhà toán học 58 tuổi sinh sống ở Athens. Người đàn ông này đã bị truy nã vì nhiều tội liên quan đến máy tính kể từ năm 2002, nhưng bắt đầu bị truy lùng gắt gao hơn năm 2005 khi đột nhập vào các hệ thống của công ty quân sự Pháp Dassault. Ông ta sau đó đã đánh cắp các thông tin nhạy cảm về vũ khí, máy bay và các công nghệ khác trước khi bán nó cho những bên khác. Các công tố viên tuyên bố, hacker người Hy Lạp đã khiến Dassault tổn thất tới 360 triệu USD.
" alt=""/>10 hacker nguy hiểm nhất thế giới